Nghệ sĩ Nhân dân là ông trùm phường chèo
Có thể nói ở Việt Nam hiếm có một gia đình nghệ thuật nào có số người tham gia làm nghệ thuật đông và nhiều thành tựu như gia đình Nghệ sĩ Nhân dân Trùm Thịnh (tên thật Nguyễn Văn Thịnh). Cả gia đình là đội ngũ sành nghề, mẫu mực, tài hoa trong diễn xuất. Đó là: NSND Trùm Thịnh, NSND Nguyễn Thị Minh Lý (con gái), NSƯT Thanh An (con trai), NSƯT Văn Bái (con trai). Hàng chục cháu, chắt của cụ Thịnh giờ là những nghệ sĩ có tên tuổi hoạt động ở nhiều địa phương trong cả nước, trong số đó có NSƯT Văn Báu - người đã thủ vai thành công nhân vật Giám đốc Công an Chu Văn Hoà trong bộ phim Chạy án.
Nguyễn Văn Thịnh, thường gọi là cụ Trùm Thịnh (1883-1973) quê ở Kim Động, Hưng Yên. Khi mới 5 tuổi, Nguyễn Văn Thịnh đã biết hát chèo và tham gia biểu diễn. Năm 16 tuổi ông đoạt giải nhất cuộc thi hát chèo Làng Bưởi. Cũng bởi tài năng và giàu tâm huyết, ông sớm trở thành một trùm phường chèo, thuộc chiếng chèo đông, hoạt động ở Hải Dương.
Ông sớm phải rời quê, đi hát rạp Sán Nhiên Đài (sau là rạp Kim Lan) ở ngõ Sầm Công. Nhiều bài hát của ông được thu vào đĩa hát của hãng Pathé và Asia. Năm 16 tuổi, ông đoạt giải nhất trong cuộc thi hát chèo ở Làng Bưởi. Bởi tài năng của mình, ông sớm trở thành trùm một phường chèo thuộc chiếng chèo Đông, hoạt động tại Hải Dương. Ông có thể diễn được nhiều loại vai, từ kép chính như: Từ Thức, Tất Chánh, Lưu Bình, Thúc Sinh... kép lệch như Tuần Ty, Sở Khanh... lão như Huyện Tể, ông Mãng, đồ Điếc, hề như thầy đồ, hương Câm... Ngoài giọng hát, ông còn là một tay trống chèo và kéo nhị tài ba.
Từ những năm 1920, ông về Hà Nội tham gia trào lưu chèo văn minh, chèo cải lương. Gánh hát An Lạc của cụ Trùm Thịnh nổi tiếng khắp vùng, từng đi biểu diễn khắp trong Nam, ngoài Bắc, sang cả Hồng Kông… Từ năm 1950, cụ Trùm Thịnh đưa gánh hát về hát ở rạp Lạc Việt của nghệ sĩ chèo Hoa Tâm, sau đó về Nam Định dựng rạp hát An Lạc và hoạt động biểu diễn ở đó. An Lạc là gánh hát tư nhân của gia đình cụ Trùm Thịnh.
Bà Trịnh thị Mơ (Đào Mơ) là vợ Trùm Thịnh đã từng hát chèo thu thanh vào đĩa nhựa thời bấy giờ. Khi chèo cổ thất thế, gánh chèo trong gia đình quay sang diễn chèo văn minh. Khi cải lương lên ngôi, gánh hát gia đình ông lại diễn cải lương để hành nghề kiếm sống và theo nghề cải lương cho đến ngày hôm nay.
Có thể nói đây là một đoàn nghệ thuật gia đình, bởi ngoài cụ, các con của cụ như: bà Minh Lý (NSND Nguyễn Thị Minh Lý), ông Thanh An (NSƯT cải lương Nguyễn Văn An), ông Văn Bái (NSƯT cải lương Nguyễn Văn Bái)… cũng là các thành viên nòng cốt của đoàn. Bằng tài năng, đam mê yêu nghề, gánh hát An Lạc đã khai thác, bảo tồn vốn nghệ thuật quý của dân tộc, đó là môn nghệ thuật chèo và cải lương, giữ cho dòng chảy nghệ thuật này không bị mai một trong hoàn cảnh nước nhà bị chính sách thực dân cai trị.
Sau hòa bình, đoàn hát An Lạc được chuyển cho Nhà nước quản lý. Đoàn kịch hát An Lạc chuyển thành đoàn cải lương Bình Minh và trở thành đơn vị nghệ thuật chủ lực của tỉnh Nam Định. Năm 1956, Trùm Thịnh cùng gia đình về Hà Nội. Cụ Thịnh cùng với các nghệ sĩ Cả Tam, Minh Lý, Năm Ngũ, Dịu Hương, Lý Mầm… tham gia ban nghiên cứu chèo. Cụ Nguyễn Văn Thịnh là nghệ sĩ đã để lại những trích đoạn chèo mẫu mực truyền lại cho các thế hệ sau này.
Trùm Thịnh được nhà nước trao tặng Huân chương Lao động (1963) và truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) đợt đầu (1984). Tên ông được ghi trong Bách khoa từ điển sân khấu Liên Xô xuất bản năm 1959. Người con gái ông là Nghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Thị Minh Lý cũng là nghệ sĩ chèo nổi tiếng.
Con gái của Trùm Thịnh là Nghệ sĩ Nhân dân
Với nghệ thuật chèo, NSND Minh Lý (1907- 1997), là một trong những giọng ca vàng lẫy lừng của các chiếu chèo đồng bằng Bắc Bộ từ những năm đầu thế kỷ XX, cho đến ngày bà đi vào cõi vĩnh hằng...
Khi NSND Nguyễn Thị Minh Lý ra đời trong gia đình có bố là nghệ sĩ Nguyễn Văn Thịnh và mẹ là nghệ sĩ Nguyễn Thị Mơ với tên Đào Mơ tài sắc vẹn toàn, chắc hẳn họ cũng không nghĩ mình sẽ có một cô con gái sau này trở thành nghệ sĩ chèo nổi danh nối nghiệp của bố mẹ - những nghệ sĩ "bậc thầy" còn lại của nghệ thuật chèo đương đại Việt Nam.
NSND Minh Lý là đại diện xuất sắc nhất của trường phái chèo nhời (trường phái đề cao tính trữ tình trong cách hát chèo). Bà là một giai nhân tuyệt sắc, hát hay, đàn giỏi, tay trống, tay phách đều điêu luyện. Tài năng ấy bà đã tích lũy trong nhiều tháng năm cần mẫn, chịu khó, để có được cái vốn nghệ thuật cống hiến cho đời trong hơn 50 năm.
0 nhận xét:
Post a Comment